May 5, 2011

Suy nghi ve hoc bong Monbusho

Khối kosen, và cả khối đại học, cũng nhưng ai đi theo dạng đại học
sang Úc, đều chịu thiệt 1 năm rưỡi học đại học ở Việt Nam.

Khi sang Nhật, cả kosen và đại học đều chịu thêm thiệt thòi nữa: Học
tiếng Nhật thêm 1 năm.

Đây là thiệt thòi không tránh khỏi. Khi vào học kosen, anh em ta hơn
bạn bè cùng lớp 2, 3 tuổi . Họ trẻ hơn nhiều và do đó, nếu mình không
"trẻ" đi, sẽ rất khó hoà hợp. Đây là lý do tạ sao dân kosen hơn đại
học ( nói chung ) về mặt xã hội .

Kosen học 3 năm, sau đó chuyển tiếp lên đại học. Học tiếp năm 3, 4.
Tổng cộng là 5 năm để tốt nghiệp đại học . Nếu so sánh với khối đại
học, ta thiệt 1 năm. Có thể coi đây là thiệt thòi hoặc cơ hội . Cơ hội
hiểu theo nghĩa được sống, học cùng người Nhật. Điều này cũng có ý
nghĩa lắm chứ. Không trải nghiệm qua không biết được.

Nhật cho Việt Nam vay ODA[1] với những điều khoản chặt trẽ và khắt
khe. Giá của một lưu học sinh mà Nhật đưa từ VN sang có thể tính:

13 * 12 * 4 ( học bổng trong 4 năm, 576 )

+

50 *4 ( học phí 4 năm, 200)

+

20 ( tiền vé 2 chiều )

= 796 vạn yên ( tương đương USD 75000 ).

Con số này không nhỏ. Và không phải hoàn trả. Không có bất kì sự ràng
buộc nào sao khi tốt nghiệp.

Ngược lại, người Nhật cần lao động nước ngoài [3] để bù vào lực lượng
lao động thiếu do sự giảm và già của dân số . Trong khoảng 10 năm gần
lại đây, cho dù họ nới lỏng, huy động lực lượng lao động vị thành
niên, tái tuyển dụng người nghỉ hưu, khuyến khích phụ nữ làm việc ...
nhưng tình hình cũng không thay đổi gì nhiều. Lao động vẫn thiếu.

Kosen hay đại học nghĩ lại cũng chỉ là một trong những cách mà người
Nhật có gắng để bù vào lực lượng lao động thiếu của họ. Anh em thử
nghĩ lại, trong khối kosen, có bao nhiêu % ( < 10% ) lưu học sinh về
trước sau khi tốt nghiệp .

Người Nhật cũng dễ dãi hơn khi chúng ta ( những người đã học, sống,
đóng thuế ở đây ) khi xin quyền vĩnh trú ( tương đương thẻ xanh ở Mĩ
).

May 2, 2011

Xay dung cong dong (mailing list)

Mình nghĩ thế này:

SGLUG chưa đủ mạnh (ít người), do đó cần khuyến khích chủ đề đối thọai, trao đổi

Note: Đối thoại: 2 người, trao đổi: nhiều người.

Trong một list có rất nhiều expert nhưng không ai phát ngôn thì list đó cũng chết.

Với anh, thỉnh thoảng vẫn phải gửi bài "giật tít" để mọi người có cái đọc,
có cái suy nghĩ và có cái mà trả lời.

Tác dụng của "giật tít" đôi khi là gián tiếp. Người ta không trả lời trực tiếp email
"giật tít" và sẽ post chủ đề khác, hot không kém.