Apr 14, 2012

OT: Văn nói khác văn viết

Hi all,

Trong nghành IT, phong cách "văn" nói chung là phong cách khoa học,
hành chính và cả business nữa.

Chú ý dùng đúng phong cách, không lẫn văn nói và văn viết.

Tham khảo.
http://www.tuyengiao.soctrang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gLR1dvZ09LYwN312BTA09fd28fM0MzgwALA_2CbEdFALaFW3M!/?PC_7_8AEKCI930GES50IMGKL6160PO5_WCM_CONTEXT=/wps/wcm/connect/bantuyengiao/bantuyengiaosite/bao+cao+vien/ky+nang+bao+cao+vien/vannoikhacvanviet

Mô hình quản trị mô hình cổ phần và tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Bản chất nó (mô hình quản trị) giống như bất cứ một mô hình quản trị
công ty hay mô hình doanh nghiệp nào.

Nếu là mô hình công ty (công ty cổ phần), thì:
- cổ đông là người sở hữu công ty
- cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị (Board of Directors) để ủy quyền và
thay mặt cho cổ đông trong việc quản lý và phát triển công ty
- Hội đồng Quản trị bầu ra hoặc thuê Ban điều hành (Tổng giám đốc +
các Phó) để điều hành công việc hàng ngày của công ty nhằm đạt được
các yêu cầu đưa ra hàng năm của HĐQT

Nếu là mô hình Tổ chức Xã hội - Nghề nghiệp (nó có cả Luật về cái này,
chú cứ gu gờ ra hết) thì:
- thành viên họp Đại hội và Bầu ra Ban chấp hành là người thay mặt Đại
hội để quản lý hoạt động của Tổ chức
- Ban chấp hành bầu ra hoặc thuê Tổng thư ký để điều hành công việc
hàng ngày của Tổ chức

Còn cái kiểu hiện tại của xFOSSx không dám nói là nó theo đúng mô hình
Tổ chức xã hội nghề nghiệp vì (theo anh, hiện tại) đang:
- nửa dơi: có tên, có thể có pháp nhân, làm đại hội này nọ ... như một
Tổ chức Xã hội nghề nghiệp
- nửa chuột: sinh hoạt như câu lạc bộ, chia ban bệ một đống với kỳ
vọng để các ban làm việc nhẽ ra phải thuộc về bộ máy điều hành

Nửa dơi nửa chuột tức là nhiều vị còn chưa thoát khỏi tư duy LẮC
(LUG). (Chắc chú cũng nằm trong tập hợp này, anh trộm nghĩ :-))

Apr 13, 2012

Từ mới hôm nay (PMP+PMBOK)

頭文字
-> the first [initial] letter of a word, an initial; 〔大文字〕a capital
letter 指輪に名前の頭文字を彫ってもらった

面識
-> 互いに顔を知っていること。知り合いであること。「面識がある」

一括契約
-> Hợp đồng trọn gói

一括委託
-> Order trọn gói

開発スキーム
Mô hình phát triển

Apr 11, 2012

Make Ubuntu an Access Point

Chào các bác,

Ubuntu, tất nhiên, có thể biến PC thành một access point ngon lành.
Vấn đề là, cách làm (theo guide của Ubuntu), phức tạp quá.
Phải gõ lệnh và dùng iptables thì không dễ dàng gì cho người mới dùng.
-> https://help.ubuntu.com/community/WifiDocs/WirelessAccessPoint

Trên Windows 7, em dùng conntectify.me và chỉ một vài click là xong.
-> http://www.connectify.me/

Re: Migrate ovniconv to LibreOffice

2012/4/11 Jean Christophe André <jean-christophe.andre@auf.org>:
>        Hi there,
>
> Le 2012-04-11 11:53 +0900, Nguyễn Vũ Hưng a écrit :
>> Can you move your project ovniconv to LibreOffice?
>> From: http://extensions.services.openoffice.org/project/ovniconv
>> To: http://www.libreoffice.org/features/extensions/
>
> Our project (with MoST) is B2UConverter, not OvniConv.
> OvniConv is my private project.
>
> For the Vietnamese language, OvniConv has been obsoleted by
> B2UConverter long ago.
>
> B2UConverter has already been registred at the LibreOffice extensions
> repository.
>
> OvniConv is still required for the Lao language though.
> I will register it ASAP.
>
> Cheers, J.C.
> --

Sounds great. Keep up the good work, Jean!

--
Best Regards,
Nguyen Hung Vu [aka: NVH] ( in Vietnamese: Nguyễn Vũ Hưng )
vuhung16plus{remove}@gmail.dot.com , YIM: vuhung16 , Skype:
vuhung16plus, twitter: vuhung, MSN: vuhung16.
http://www.facebook.com/nguyenvuhung
http://nguyen-vu-hung.blogspot.com/
Học tiếng Nhật: http://hoc-tiengnhat.blogspot.com/
Vietnamese LibreOffice: http://libo-vi.blogspot.com/
Mozilla & Firefox tiếng Việt: http://mozilla-vi.blogspot.com/

Từ tiếng Nhật liên quan đến quản lý (PMP/PMBOK)

ラボ契約 = 準委任契約

準委任:quasi-mandate

上長
→〈年上の人〉 one's elders; one's seniors
→〈目上の人〉 one's superiors.
→ Cấp trên

再鑑 double check; second examination

乗っ取る
→ 〈陣地などを〉 capture [carry] 《a fort》

汲み取る (くみとる)
→ To consider (one's feelings); to take (the circumstance) into
consideration; to enter into (one's feelings)

Apr 10, 2012

Chơi game trên Android

Thử vài game trên HTC Desire HD. Cảm nhận:

+ Samurai vs Zoombie: Download mất 130MB, gameplay không hợp, usability kém.
+ Asphalt 6 HD: Nó tải từ mạng về 600MB :)
+ EnbornX: Rất nhớ thời console. Thực ra ở Nhật vẫn rất nhiều old school cao thủ chơi console game dạng EnbornX ở ngoài game center.

Subversion (best) practices

Subversion ((best) practices)/rules:
- Slide 8/58 Atomic change: Mỗi lần commit chỉ lên có 1 thay đổi (để dễ track source code changes)
- Slide 48/58 (Agile): Commit small, commit often

Xem http://www.slideshare.net/vuhung16plus/subversion101public

IEEE Standard for Developing Software Life Cycle Processes

# SLCP-1997

IEEE 1074 1997 chia hoạt động PM thành 3 nhóm
- Project Initiation Activities
- Project Planning Acitivitis
- Project Monitoring and Control Activities

Nhóm các hoạt động tiền phát triển được chi làm 3 nhóm
- Concept Exploration Activities
- System Allocation Activities
- Software Importation Activities

Nhóm các hoạt động phát triển bao gồm
- Requirement Activities
- Design Activities
- Implementation Activities

Nhóm các hoạt động sau phát triển
- Hoạt động cài đặt
- Hoạt vận vận hành và hỗ trợ
- Hoạt động bảo trì
- Action khi ngừng hoạt động

Các nhóm hoạt động nội bộ
- Hoạt động đánh giá
- Hoạt động quản lý cấu hình (configuration) phần mềm
- Làm tài liệu
- Đào tạo

Tham khảo: http://arantxa.ii.uam.es/~sacuna/is1/normas/IEEE_Std_1074_1997.pdf

Phân biệt đối xử

<Trích từ thông tin tuyển dụng>: "...ưu tiên sinh viên nữ năm cuối, nhanh nhẹn, và không nói tiếng địa phương."

Ở Mỹ thế đăng tuyển dụng phân biệt đối xử (không nói tiếng địa phương) thế này có khi bị kiện chết luôn

PMBOK 5th Edition Changes

Một số thay đổi của Project Management Body of Knowledge phiên bản 5 so với các phiên bản trước

- Số quy trình là 47, tăng 12% so với 4th edition
- Cập nhật Stakeholder Management
- Hai quy trình mới "Plan Scope Management" và "Plan Human Resource Management."
- Đưa Agile vào PMBOK, quy trình không chỉ dừng lại ở Waterfall

Tham khảo:

"Agile vs. PMBOK Guide, "
http://www.bestpractices-pmptraining.com/agile-project-management-vs-pmbok%c2%ae-guide-abstract/

Thoughts on The 5th Edition PMBOK Guide Exposure Draft
http://www.velociteach.com/2012/02/thoughts-on-the-5th-edition-pmbok-guide-exposure-draft/

Bug life cycle

Về vòng đời của lỗi:

- Lập trình viên *không* được close hay set progress của bug là 100% :)
- Chỉ tester, test lead, team lead, project manager đặt bug progress là 100%
  # Thông thường, tester nào report lỗi sẽ verify đúng lỗi đó
- Khi fix xong, PG *tự* verify thì sẽ set bug's progress (tối đa) là 80%

- Bug life cycle
 + Tester report lỗi. Assign cho programmer
 + PG confirm lỗi. Nếu không reproducable -> return lại cho programmer
 + PG fix, re-assign lại issue cho tester
 + Tester confirm bug đã fixed và close. Nếu không, return lại cho programmer

Xem slide số #49 ở đây:
http://www.slideshare.net/vuhung16plus/informationmanagementwithredmine-thai-nguyenfossnguyenvuhung2010112101-5877449

Apr 9, 2012

FYI+QC: ScrumAlliance Scrum Master Course Hanoi: Starts from 2012/04/10

Invitation to ScrumAlliance Scrum Master Course Hanoi 2012

Course Detail: http://scrumalliance.org/courses/20120184-certified-scrummaster


CALL HOTLINE: 0978040708 (Mai Linh) for course enquiries.



We are J.O.O.M Solutions, are honored to be the organizer of the Scrum Master Course Hanoi 2012. If you are interested in becoming a Certified Scum Master (CMS), now is the great chance for you to have CMS certificate and learn practical knowledge from an experienced trainer - Bas Vodde right here in Vietnam.

JOOM has applied Scrum as an iterative and incremental methodology for software projects for about 2 years and receive significant improvements over our process and reduce unnecessary waste. Scrum has proved its role that it is an excellent method for IT outsourcing projects. Thus, we are happy to assist Scrum Alliance - to organize the  April CSM Course for the IT community in Vietnam.


Course overview
Designed for developers with little or would like to have more knowledge about Scrum or plan to join a Scrum-Team in the near future. This course is optimized for software development projects in order to give you the confidence to join and work easily within a Scrum team. Basic knowledge about Scrum is expected and some experiences preferred.

About Certification
All attendees who complete the course will become Certified Scrum Masters (CSMs), and will be listed on the Scrum Alliance website's CSM registry

About the Instructor
This course is coached by Bas Vodde from Odd-e Pte - an Agile coaching and training company in Asia. For more information, please check the website.

Course Details
Cover Scrum framework which targets on developing a deeper understanding of Scrum both theory and practice from the Scrum Master perspective.
  • Day 1: Background of roles, empirical process control, and the key differences between Scrum and other methods of developing new products.
  • Day 2: Product Owner and the Team roles in practical. How to create and maintain successful backlog? How to plan effectively? How to get the best of Scrum meetings for your team?
  • Day 3: Scrum Master role, scaling up and organizational obstacles.

Registration Form: http://bit.ly/reg_csm

Date &Time: 03 days, from Tuesday April 10th, 2012 to Thursday April 12th, 2012.
- In the morning:    from 9:00am to 12:00pm
- In the afternoon:    from 13:00am to 17:00pm (Lunch break time can be shorter or longer depend on the participant's' request.)

Location: Intercontinental Hanoi Hotel, 1A Nghi Tam Street, Tay Ho District, Ha Noi, Vietnam.

Number of participants: 25 people.


Course Fee: 20.000.000 VND / person/03 days (including tea breaks, lunchs and documentations)

Kindly proceed your payment to J.O.O.M Solutions Co., Ltd. within 5 business days after your registration to:

- Account name :    J.O.O.M Solutions Co., Ltd

- Bank Name:         Vietcombank.

- Account No.:        0011001690118


Deadline:

- Deadline of transaction and registration:     30/03/2012

- Register by filling in your information at the registration form here at http://bit.ly/reg_csm or email us directly at  agilecourse@joomsolutions.com.

- Please note that your registration status will only be confirmed if your transaction has been done and notified by us.



Sign up for Scrum Master Course today and improve your methodology in your field.

**As the seats are limited to a certain number of participants, registration will be on a first come first serve principle.


Contact:     J.O.O.M Solutions Co. Ltd.

Head office :     8th Floor, 249A Thuy Khue Street,

Ward Thuy Khue, Tay Ho District, Hanoi

Tel: 04.62584126

HCM Branch:     Suite 2.7B, Etown 1 Building

364 Cong Hoa Street,

Ward 13, Tan Binh District, HCMC.

Tel: 08 62971208

Email:         agilecourse@joomsolutions.com


Happy Agiling with CSM!
J.O.O.M Solutions Co. Ltd.




Thư mời tham gia Khóa học chứng chỉ CSM - ScrumAlliance


Hà Nội 2012


Course Detail: http://scrumalliance.org/courses/20120184-certified-scrummaster


CALL HOTLINE: 0978040708 (Mai Linh) for course enquiries


CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP J.O.O.M Bas Vodde xin được gửi tới Quý Công ty  lời chào trân trọng.


Công ty TNHH Giải pháp J.O.O.M kết hợp cùng chuyên gia Bas Vodde tổ chức chương trình Hội thảo Scrum Master Hà Nội 2012. Đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn đạt đuợc chứng chỉ Scrum Master (CMS) từ tổ chức Scrum Alliance (http://scrumalliance.org/) .


Chương trình được tổ chức đặc biệt cho các các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có nhu cầu tìm hiểu và ứng dụng phương pháp Scrum vào hoạt động quản lý dự án của mình một cách hiệu quả nhất. Hội thảo này được tối ưu hóa cho các dự án phát triển phần mềm, nhằm cung cấp cho bạn kiến thức thực tiễn và sự tự tin khi tham gia làm việc trong các nhóm Scrum. Những kiến thức cơ bản về Scrum ​​và sự chia sẻ kinh nghiệm làm việc thực tiễn trong các dự án IT trong chương trình sẽ giúp bạn hiểu rõ lợi ích phương pháp Scrum.


Chương trình đuợc tổ chức với chi phí hợp lí và thuận lợi nhất cho cá nhân hoặc tổ chức mong muốn áp dụng phương pháp quản lý Scrum một cách hiệu quả nhằm mang lại lợi ích tối đa cho các thành viên, cũng như dự án công việc hiện tại.


Chứng chỉ

Sau khi kết thúc chương trình hội thảo, học viên tham gia sẽ nhận đuợc chứng chỉ Scrum Masters (CSMs), và sẽ được ghi danh trên trang thông tin điện tử của Scrum Alliance và các trang web đối tác.

Giảng viên:


Chương trình được trình bày và giới thiệu  bởi sự góp mặt của chuyên gia giàu kinh nghiệm về Scrum: Bas Vodde - CEO tổ chức Odd-e Pte. Tổ chức chuyên tổ chức các chương trình đào tạo Agile tại châu Á cho các công ty và tập đoàn .



Nội dung chương trình hội thảo:

- Ngày thứ nhất:     Bối cảnh, vai trò, kiểm soát quá trình thực nghiệm, sự khác biệt giữa Scrum và các phương pháp khác khi phát triển sản phẩm mới.

- Ngày thứ hai:     Chủ sở hữu sản phẩm (Product Owner) và vai trò của đội (Team) trong thực tế. Làm thế nào để tạo ra và duy trì dự án? Lập kế hoạch hiệu quả? Tổ chức những cuộc họp Scrum hiệu quả cho nhóm của bạn?

- Ngày thứ ba::     Vai trò của Scrum Master, mở rộng quy mô và những trở ngại tổ chức.


Thông tin chi tiết: http://www.scrumalliance.org/courses/20120184-certified-scrummaster

Thời gian:     03 ngày, từ thứ Ba, ngày 10/04/2012 đến thứ Năm, ngày 12/04/2012
- Sáng:        từ 9h00' đến 12h00'
- Chiều:    từ 13h00' đến 17h00'

Địa điểm: Khách sạn Intercontinental. Số 1A Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam


Số lượng người tham dự: 25 người


Phí tham dự: 20.000.000 đồng / người/03 ngày (bao gồm cà phê giữa giờ và tài liệu)

Vui lòng chuyển khoản phí tham dự chương trình vào tài khoản Công ty TNHH Giải Pháp J.O.O.M trong vòng 5 ngày sau khi đăng ký:

- Tên tài khoản :    Công ty TNHH Giải Pháp J.O.O.M

- Tên ngân hàng:     Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank.

- Tài khoản số      :    0011001690118


Thời hạn và hình thức đăng ký

- Thời hạn đăng ký:     30/03/2012

- Hình thức đăng ký:  điền thông tin đăng ký theo mẫu tại liên kết http://bit.ly/reg_csm hoặc gửi email về  agilecourse@joomsolutions.com



Đăng ký hội thảo ScrumMaster và nâng cao nghề nghiệp trong lĩnh vực IT của bạn!

**Vì số lượng đăng kí có giới hạn. Ưu tiên cho những học viên đăng kí sớm nhất.


Liên hệ:     Công ty TNHH Giải pháp J.O.O.M

Hà Nội : tầng 8, số 249A Thuỵ Khuê, Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội - Tel: 04.62584126

Hồ Chí Minh: Phòng 2.7B toà nhà Etown 1, số 364 Cộng Hoà, Phường 13, Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh - Tel: 08 62971208

Email: agilecourse@joomsolutions.com


Rất mong nhận được hợp tác và sự phúc  của Quý Công ty

Trân trọng cám ơn!

Thân chào,
Công ty TNHH Giải Pháp J.O.O.M



https://docs.google.com/document/d/1x6TpqSyaDofYPAfZnMexIMpS9zm5wTl4Rn3bpPHwcoc/edit?pli=1

Apr 8, 2012

Compare Vmware and VirtualBox

Kết luận:
- Không thể nói Vmware tốt hơn Virtualbox
- Virtualbox đã khá hơn nhiều so với vài năm trước
- Bác nào dùng nhiều Vmware thì nên đọc review dưới đây (làm năm 2012)

"Firstly we described the basic knowledge about VMware and VirtualBox and two benchmarks LMbench,
IOzone and conducted experiments to measure the pe rformance of virtualized Ubuntu, XP on VMware and
VirtualBox. We took a glance at the overhead of CPU, memory and I/O operations and revealed some
interesting hints. In future we will measure the ne twork performance as well as include more virtual machine
monitors for comparison and also include some more benchmarks."

cf. http://www.ipcsit.com/vol29/006-ICSST2012-S015.pdf

"Firstly  we described  the basic  knowledge about  VMware and  VirtualBox   and  two  benchmarks
LINPACK, IPERF and conducted experiments to measure the performance of virtualized Ubuntu, XP on
VMware and VirtualBox. We measured the processing speed (in the basis of number of floating point
operations per  second) and the network response (in the basis of bandwidth in TCP connection and quality
of the network in UDP connection) for those Operating systems on the virtual machine monitors. Significant
results were produced with which the comparison can be done."

cf. http://www.ipcsit.com/vol27/9-ICICN2012-N022.pdf

Tham khảo cách viết hoa trong Tiếng Việt

Chào các bác,

Có lẽ ở Việt Nam, cách viết:
- Bắc Ninh (chứ không phải Bắc-Ninh (có gạch nối)
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (chữ thứ hai (tạo) trong "đào tạo" không viết hoa)
là bổ biến.

Link dưới đây sưu tầm một số cách viết hoa, từ những năm 1930 cho tới nay,
có đối chiếu cách viết hoa của Mỹ.
http://daovanbinh.cattien.us/?p=445

Mong các bác tham khảo.

Đôi khi trong đời người ta, viết văn chỉ vì nhu cầu thôi thúc chứ thực ra nhà văn chưa chắc đã nắm vững một số kỹ thuật hoặc nguyên tắc viết văn. Ngay chính bản thân tôi cũng rơi vào trường hợp như vậy. Ðiều này cũng dễ hiểu vì tôi không tốt nghiệp hoặc chưa theo học một truờng hoặc một lớp dạy viết văn nào. Mặc dầu tôi đã trải qua sáu năm đại học nhưng ở đại học người ta không chấm điểm theo nghệ thuật viết văn mà chấm điểm theo nội dung bài vở. Cho nên khi khởi đầu viết tác phẩm Những Sự Thực Không Thể Chối Bỏ năm 1987 thì kỹ thuật viết văn của tôi như nguyên tắc viết hoa, cách chấm câu v.v.. hoàn toàn là của Lớp Ðệ Thất, Ðệ Lục với lời dạy của thầy, cô trong môn Việt Văn rất đơn sơ mà tôi chỉ còn nhớ lõm bõm. Sau mười năm sống ở Mỹ tức khoảng năm 1995 và sau khi đã làm việc trong các trường học, theo dõi các bài giảng dạy viết văn của học sinh Mỹ, đọc các sách biên khảo về văn chương Hoa Kỳ tôi mới bắt đầu hiểu một số vấn đề như sau:

I. Quy tắc viết hoa

Trước khi nói về nguyên tắc viết hoa trong văn chương Hoa Kỳ chúng ta thử tìm hiểu xem nguyên tắc viết hoa của văn chương Việt Nam như thế nào. Theo tôi, khi tổ tiên chúng ta còn xử dụng tiếng Hán để làm văn tự thì chắc chắn không có quy tắc viết hoa. Khi chữ quốc ngữ được sáng tạo thì quy tắc viết hoa của chúng ta đã được mô phỏng hoặc bắt chước theo lối viết hoa của văn chương Pháp. Thế nhưng quy tắc mà chúng ta ứng dụng hoặc bắt chước lại hỗn loạn và không thống nhất. Tôi không hiểu lỗi này do cha ông chúng ta không có một Hàn Lâm Viện để đặt một quy tắc thống nhất hoặc giả đây là lỗi của nhà văn, nhà xuất bản, của ban biên tập, của người sắp chữ (sau này là người đánh máy)? Riêng bản thân tôi, cho mãi tới năm 2000 – tức là sau 15 năm viết văn tôi mới chính thức tuân thủ lối viết hoa thống nhất theo văn chương Hoa Kỳ. Ðiều này qúy vị độc giả có thể nhận thấy trong cuốn Ký Sự 15 Năm xuất bản năm 2000. Chứ còn năm tác phẩm về trước, lối viết hoa của tôi hoàn toàn không thống nhất và hết sức lộn xộn. Sau đây là lối viết hoa trong văn chương Việt Nam theo thứ tự thời gian mà tôi đưa ra như những điển hình.

Viết hoa theo Việt Nam Tự Ðiển Khai Trí Tiến Ðức (1931):

Chỉ viết hoa chữ đầu, chữ sau không viết hoa và có gạch nối giữa các chữ. Thí dụ:

Kinh-dương-vương

Hà-nội, Hà-nam, Hà-tĩnh, Giáo-sư, Giáo-sĩ, Hương-giang, Nga-la-tư, Thái-bình-dương

Thế nhưng: A-di-đà-Phật (chữ Phật cuối cùng lại viết hoa)

Lối viết hoa không thống nhất trong Nửa Chừng Xuân của Khái Hưng:

Tên người: Viết hoa cả họ, tên và chữ lót theo văn chương Mỹ nhưng vẫn có gạch nối theo lối cũ. Thí dụ: Dương-Huy, Nguyễn-Thiết-Thanh, Nguyễn-Yên. Thế nhưng ở một chỗ khác lại viết: Dương-thị-Mai (chữ thị không viết hoa)

Tước hiệu, chức vụ: Thường không viết hoa và rất lộn xộn. Thí dụ:

cụ tú Ninh-Bắc, cụ tú Lãm, ông hàn Thanh

nhưng ở một chỗ khác lại viết Bà Cán, ông Tham Lộc

(Tham ở đây là một tước vị lại viết hoa)

Ðịa danh, dinh thự, công viên, thành phố, trường học:

Khái Hưng chỉ viết hoa chữ đầu và vẫn có gạch nối theo lối cũ. Thí dụ:

Phúc-yên, Hà-nội, chùa Bách-môn

Thế nhưng ở những chỗ khác tất cả lại viết hoa. Thí dụ:

Thạch-Lỗi, Quan-Thánh, Phú-Thọ, Trù-Mật, Ninh-Bắc, Nam-Ðịnh, Gia-Lâm

Các con đường, con sông Khái Hưng viết hoa cũng không thống nhất: Thí dụ:

đường Quan-Thánh (Quan Thánh viết hoa)

Sông Tô-lịch (sông lại viết hoa, lịch lại không viết hoa)

Ngày, tháng Khái Hưng không viết hoa. Thí dụ: thứ bảy

Lối viết hoa của Nhất Linh trong Bướm Trắng:

Về địa danh, Nhất Linh chỉ viết hoa chữ đầu và có gạch nối theo lối cũ. Thí dụ:

Sầm-sơn, Hà-nội, Khâm-thiên, Chợ-lớn

Thế nhưng Sài Gòn có chỗ lại viết:

Sài gòn (không gạch nối)

Sài-gòn (có gạch nối)

Nhật bản (không gạch nối)

Về tên người Nhất Linh viết hoa theo lối Mỹ. Thí dụ:

Bác-sĩ Trần Ðình Chuyên (không gạch nối, chữ lót viết hoa)

Nhưng ở một chỗ khác lại viết: Vũ-đình-Trương (có gạch nối và chữ lót lại không viết hoa)

Lối viết hoa không thống nhất của Thanh Tịnh trong Quê Mẹ:

Các địa danh chỉ viết hoa chữ đầu và có gạch nối.

Thí dụ:

phá Tam-giang, trường Mỹ-lý, Trung-kỳ, Hà-nội

Thế nhưng ở một chỗ khác lại viết:

Trường Mỹ-lý (trường viết hoa mà không phải ở đầu câu)

làng Hòa ấp (lại không có gạch nối)

chùa Ðồng Tâm (chữ tâm lại viết hoa và không có gạch nối)

Chức vụ chỉ viết hoa chữ đầu. Thí dụ: Hương-thơ

Thế nhưng ở những chỗ khác lại viết:

ông đốc (đốc không viết hoa)

ông Huyện Phong (hai chữ sau lại viết hoa)

Miếu Thần Ðá (tất cả lại viết hoa)

miễu Thánh (chữ miễu không viết hoa)

Các tên người đều viết hoa theo lối Mỹ nhưng có gạch nối. Thí dụ:

Hoàng-Thiên-Y, Khổng-Tử, Lý-Tịnh, Na-Tra

Nhưng ở một chỗ khác lại viết:

Lê Bá Xuân (không gạch nối)

Lối viết hoa không thống nhất của Hoàng Văn Chí:

Về tên các quốc gia: Viết hoa theo lối Mỹ nhưng vẫn có gạch nối. Thí dụ:

Việt-Nam, Ðông-Nam-Á, Ðông-Dương, Hòa-Lan

Nhưng ở nhiều chỗ khác chỉ viết hoa chữ đầu:

Hoa-kỳ, Thái-lan, Ấn-độ, Trung-cộng, Tây-tạng,

Tên các nhân vật: Có lúc viết hoa theo lối Mỹ nhưng vẫn có gạch nối. Thí dụ:

Khuyển-Dưỡng-Nghị, Tôn-Văn, Vương-Dương-Minh

Thế nhưng ở những chỗ khác lại viết:

Phan-đình-Phùng, Tôn-thất-Thuyết (chữ lót không viết hoa)

Nhóm, hội đoàn, đoàn thể: Viết hoa không thống nhất, chỗ có gạch nối, chỗ không. Thí dụ:

Phong trào Cần-Vương

Phong trào Ðông Du (không gạch nối)

Phong trào Văn-Thân

phong trào cộng sản (cả bốn chữ lại không viết hoa)

Các địa danh viết hoa cũng không thống nhất.

Thí dụ:

Thượng-Hải, Hồng-Kông, Trà-Lùng, Hàng-Bông, Làng Cổ-Am, Yên-Báy, Hải-Phòng

Thế nhưng ở những chỗ khác lại chỉ viết hoa chữ đầu mà thôi. Thí dụ:

Hà-nội, Quảng-châu, Quảng-nam, Lạng-sơn, Dương-, Nam-đàn v.v…

Lối viết hoa của Duyên Anh trong Về Yêu Hoa Cúc (1970):

Ðại lược về tên người, địa danh, tên trường học, tước hiệu Duyên Anh viết hoa theo lối Mỹ và bỏ gạch nối. Thí dụ:

Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Mai Thảo, Nguyên Sa, Ðinh Hùng, Hàn Mặc Tử

Ðại Học Văn Khoa, Ðà Lạt, Hà Nội, Mỹ Tho

Thế nhưng còn hai chữ Sài Gòn thì Duyên Anh có lúc viết Sài-gòn (có gạch nối, chữ gòn không viết hoa), rồi có lúc lại viết Sài gòn (không gạch nối)

Tên các tờ báo, tạp chí lối viết hoa cũng không thống nhất. Thí dụ:

nhật báo Ðồng Nai, tuần báo Kịch Ảnh

tức là các chữ nhật báo, tuần báo không viết hoa)

thế nhưng lại viết: Ðông Dương Tạp Chí (tạp chí lại viết hoa)

Các tác phẩm văn chương chỉ viết hoa chữ đầu, chữ sau không viết hoa (tức theo lối cũ). Thí dụ:

Ngày về, Lạnh lùng, Chân trời cũ

Nhưng ở chỗ khác lại viết Tiêu Sơn Tráng Sĩ (tất cả đều viết hoa)

Lối viết hoa không thống nhất của Hoàng Khởi Phong trong Người Trăm Năm Cũ (1993):

Hoàng Khởi Phong là cựu chủ nhiệm kiêm chủ bút Tạp Chí Văn Học trong khoảng thời gian từ 1989-1990. Dĩ nhiên với chức năng này ông phải đọc lại và coi lại rất nhiều bài viết thế nhưng lối viết hoa của ông cũng không thống nhất – điển hình qua tác phẩm Người Trăm Năm Cũ.

Các tước vị hoặc ngôi thứ trong gia đình đều viết hoa như:

Ðề Thám, Cai Kinh, Cả Huỳnh, Cả Tuyển, Tổng đốc Lê Hoan…

Thế nhưng ở nhiều chỗ khác, các tước vị lại không viết hoa:

Thí dụ: vua Hàm Nghi, tướng Voyron, quan ba Lambert…

Các điạ danh, cách viết hoa cũng không thống nhất:

Thí dụ: Phủ Lạng Thương, tỉnh Hà Ðông, huyện Nhã Nam

(Phủ, huyện, tỉnh đều là đơn vị hành chánh thế mà phủ viết hoa còn tỉnhhuyện lại không viết hoa).

Các biến cố lịch sử đáng lý phải viết hoa lại không viết hoa.

Thí dụ: Cuộc khởi nghiã Yên Thế, chiến khu Yên Thế. Ðáng lý phải viết: Cuộc Khởi Nghĩa Yên Thế, Chiến Khu Yên Thế.

Lối viết hoa không thống nhất của Tạ Chí Ðại Trường trong Tạp Chí Văn Học năm 2000:

Tạ Chí Ðại Trường là cây viết chủ lực cho Tạp Chí Văn Học sức học rất uyên bác nhưng cũng lại không để ý đến quy tắc viết hoa. Thí dụ:

Công Giáo (tất cả đều viết hoa)

Thế nhưng ở chỗ khác lại viết: Tam giáo (chữ giáo không viết hoa)

Tự Ðức Dụ: Ðáng lý viết hoa lại không viết hoa.

truờng Bảo hoä (chữ hộ không viết hoa) nhưng lại viết trường Chu Văn An (chữ an lại viết hoa)

Hồng vệ binh maxít phương Ðông: (chữ phương không viết hoa). Thế nhưng ở một chỗ khác lại viết:

Văn Minh Tây Phương (chữ phương lại viết hoa)

Hồng quân Trung Quốc (chữ quân đáng lý viết hoa lại không viết hoa)

Cộng hòa Ðại Hàn (chữ hòa đáng lý viết hoa lại không viết hoa)

Phong trào Không liên kết Thế giới thưù Ba: Các chữ trào, liên kết, giới, thứ – đáng lý phải viết hoa lại không viết hoa.

Lối viết hoa của Nguyễn Hưng Quốc trong Tạp Chí Văn Học năm 2000

Nguyễn Hưng Quốc là cây viết chủ lực cho Tạp Chí Văn Học. Là một nhà bình luận văn học rất kỹ lưỡng thế nhưng Nguyễn Hưng Quốc cũng không chú ý đến quy luật viết hoa.

Tên các tác phẩm đều viết hoa như:

Truyện Kiều

Thơ Mới của Hoài Thanh

Thế nhưng ở một chỗ khác lại viết:

thơ Nguyễn Công Trứ (chữ thơ không viết hoa)

Các tên nhóm, hội đoàn đều viết hoa như:

Nhóm Sáng Tạo (chữ nhóm viết hoa)

trường phái Phê Bình Mới (đáng lẽ chữ trường phái cũng phải viết hoa)

Rồi ở một chỗ khác lại viết:

nhóm Ngôn ngữ học tại Moscow (đáng lý phải viết: Nhóm Ngôn Ngữ Học tại Moscow

II. Quy tắc viết hoa trong văn chương Hoa Kỳ

Ðây là quy tắc thống nhất được áp dụng ở khắp mọi nơi. Ít khi thấy nhà văn, nhà thơ, nhà báo Hoa Kỳ vi phạm quy tắc này. Nguyên do chính là vì xã hội của họ đã ổn định cả hai trăm năm nay, việc gì cũng đã trở thành quy củ, nề nếp, có trường ốc. Ngoài ra tờ báo nào, nhà xuất bản nào cũng có một ban biên tập chịu trách nhiệm về vấn đề này chứ không "tự biên tự diễn, tự đánh máy, tự in, tự sáng chế" như chúng ta. Giới thiệu quy tắc viết hoa trong văn chương Hoa Kỳ ở đây không có nghĩa là cái gì của Mỹ cũng nhất. Quy tắc nào cũng tốt cả nhưng với điều kiện phải thống nhất. Không thể ở đầu trang viết: Phong trào Ðông du rồi ở cuối sách lại viết Phong Trào Ðông Du. Nếu cứ tiếp tục viết lộn xộn như thế này thì con cháu chúng ta cũng sẽ tiếp tục thừa kế cái lộn xộn đó và hậu quả là cả ngàn năm sau nền văn chương Việt Nam vẫn cứ tiếp tục lộn xộn làm người ngoại quốc điên đầu khi nghiên cứu văn chương Việt Nam. Sau đây là quy tắc viết hoa trong văn chương Hoa Kỳ:

1) Tên người:

Thí dụ: Bà Trưng, Bà Triệu, Bà Lê Chân, Ông Tô Hiến Thành, Ông Cao Bá Quát, Ông Tôn Thất Thuyết, Bà Ðoàn Thị Ðiểm, Ông Ðặng Trần Côn, Cô Nguyễn Thị Giang, Cô Bắc.

2) Các con vật mình nuôi và thương mến (pet):

Con Vàng, Con Vện, Con Loulou, Con Cún, Con Bống

3) Các chức vụ, tước hiệu và các chữ tắt của tên:

Thí dụ: Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sử Gia Lê Văn Hưu, Chúa Sãi, Chúa Trịnh, Bà Huyện Thanh Quan, Ðô Ðốc Tuyết, Cai Tổng Vàng, Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn, Giáo Sư Nguyễn C. Hách, GS Phạm B. Tâm, Ðại Sứ Cabot Lodge, Tiến Sĩ Kissinger, Tổng Thống Roosevelt.

4) Ngôi thứ trong gia đình:

Thí dụ: Cô Bảy, Bác Ba, Bà Cả Tề, Thím Năm, Cô Ba Bến Tre, Cô Năm Phỉ, Út Trà Ôn.

5) Ðịa danh, dinh thự, công viên, thành phố, quận:

Thí dụ: Thành Phố Ðà Lạt, Dinh Ðộc Lập, Phủ Thủ Hiến, Phủ Thủ Tướng, Tòa Thị Chính Nha Trang, Công Viên Tao Ðàn, Vườn Hoa Con Cóc, Vườn Hoa Chéo, Quận Gò Vấp, Quận Châu Thành Mỹ Tho, Xã An Hội…

5) Bến, cảng, phi trường:

Thí dụ: Phi Trường Tân Sơn Nhất, Ga Hàng Cỏ, Bến Vân Ðồn, Bến Sáu Kho, Bến Ðò Bính, Bến Ðò Lèn, Cảng Hải Phòng

6) Ðường:

Thí dụ: Ðường Trần Hưng Ðạo, Xa Lộ Biên Hòa, Quốc Lộ 1, Liên Tỉnh Lộ 7, Hương Lộ 8…

7) Chợ:

Thí dụ: Chợ Bến Thành, Chợ Ðồng Xuân, Chợ Tân Ðịnh, Chợ Bà Chiểu, Chợ Lớn, Chợ Huyệïn Thanh Vân…

8) Núi, đèo, cửa ải:

Thí dụ: Núi Hoàng Liên Sơn, Núi Sam, Núi Ba Vì, Núi Ngũ Hành, Núi Ông Voi, Núi Ngự, Ðèo Hải Vân, Ðèo Cả, Ải Nam Quan…

9) Sông, thác, hồ, suối:

Thí dụ: Sông Hồng, Sông Mã, Sông Chu, Sông Hương, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Than Thở, Hồ Ba Bể, Thác Bản Giốc, Suối Giải Oan…

10) Vịnh, biển, đảo:

Thí dụ: Vịnh Hạ Long, Vịnh Cam Ranh, Rạch Cái Cối, Vũng Rô, Quần Ðảo Hoàng Sa, Quần Ðảo Trường Sa, Ðảo Tây Sa, Côn Ðảo, Hòn Bà, Hòn Chồng, Hòn Vọng Phu, Phá Tam Giang.

11) Ngày tháng:

Thí dụ: Tháng Giêng, Thứ Hai, nhưng mùa thu, mùa xuân (các mùa lại không viết hoa)

12) Ngày lễ:

Thí dụ: Lễ Hai Bà Trưng, Tết Trung Thu, Tết Nguyên Ðán, Tết Ðoan Ngọ, Ngày Thiếu Nhi Toàn Quốc, Ngày Quốc Tế Nhân Quyền…

13) Nhóm, hội đoàn:

Thí dụ: Nhóm Sáng Tạo, Nhóm Ngàn Lau, Hội Ðua Ngựa Phú Thọ, Hội Y Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Hội Ái Hữu Gò Công, Câu Lạc Bộ Lướt Sóng, Môn Phái Vovinam, Môn Phái Thiếu Lâm, Trường Phái Siêu Thực, Trường Phái Dã Thú, Trường Phái Ấn Tượng.

14) Ban nhạc:

Thí dụ: Ban Thăng Long, Ban Tiếng Tơ Ðồng, Ban The Rolling Stone, Ðoàn Cải Lương Hương Mùa Thu, Ðoàn Thoại Kịch Tiếng Chuông Vàng.

15) Báo chí, tựa đề các cuốn sách, thơ, bài báo, vở kịch, bức hoạ, bản nhạc, truyện, cuốn phim và tựa đề của một bài viết (*):

Thí dụ: Nam Phong Tạp Chí, Tạp Chí Bách Khoa, Nhật Báo Người Việt, Ðoạn Tuyệt, Thơ Vũ Hoàng Chương, Truyện Kiều, Kịch Lôi Vũ, Trường Ca Mẹ Việt Nam, Cầu Sông Qwai…

16) Thánh thần và kinh sách:

Thí dụ: Trời, Phật, Chúa, Ðức Thánh Trần, Bà Chúa Liễu Hạnh, Mẹ Âu Cơ, Kinh Kim Cang, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Kinh Coran, Kinh Cựu Ước..

17) Miền, vùng của một đất nước (nhưng không phải để chỉ phương hướng). Thí dụ:

Miền Nam, Miền Bắc, Miền Trung, Vùng Cao Nguyên, Miền Tây, Bắc Bình Ðịnh…

18) Các biến cố lịch sử, tài liệu, mốc thời gian:

Thí dụ: Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ, Ðệ II Thế Chiến,

Thời Kỳ Bắc Thuộc, Thời Kỳ Trịnh – Nguyễn Phân Tranh, Thời Kỳ Phục Hưng, Nhà Hậu Lê, Bình Ngô Ðại Cáo…

19) Ngôn ngữ, chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo:

Thí dụ: Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Hoa Ngữ, Nhật Ngữ, Việt Ngữ

Thái, Nùng, Kinh, Thượng, Ra-Ðê, Việt v.v…

Việt Tịch, Pháp Tịch, Ấn Tịch…

Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Ấn Ðộ Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo…

20) Tên các con tàu, xe lửa, máy bay hoặc nhãn hiệu xe hơi:

Thí dụ: Tuần Dương Hạm Yết Kiêu, Khu Trục Hạm Vạn Kiếp, Hàng Không Mẫu Hạm Trần Hưng Ðạo…La Dalat, Citroyen, Toyota v.v…

Thiên Lôi (Thunderchief), Con Ma (Phantom)

21) Chữ đầu của câu trích dẫn:

Thí dụ: Trần Bình Trọng dõng dạc nói "Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc."

(Trích Tuyển Tập 20 Năm Viết Văn xuất bản năm 2004)

(*) Hoàn chỉnh theo góp ý của một độc giả.



--
Best Regards,
Nguyen Hung Vu [aka: NVH] ( in Vietnamese: Nguyễn Vũ Hưng )
vuhung16plus{remove}@gmail.dot.com , YIM: vuhung16 , Skype: vuhung16plus, twitter: vuhung, MSN: vuhung16.
http://www.facebook.com/nguyenvuhung
http://nguyen-vu-hung.blogspot.com/
Học tiếng Nhật: http://hoc-tiengnhat.blogspot.com/
Vietnamese LibreOffice: http://libo-vi.blogspot.com/
Mozilla & Firefox tiếng Việt: http://mozilla-vi.blogspot.com/